Di sản chiến tranh Chiến_tranh_Triều_Tiên

Đô đốc Allan E. Smith và Đô đốc Won Il Sohn đang bàn thảo phương án tác chiến ngày 6 tháng 12/1950

Chiến tranh Triều Tiên là một cuộc đối đầu vũ trang đầu tiên của Chiến tranh lạnh và đặt chuẩn mực cho nhiều cuộc xung đột sau này. Nó tạo ra ý tưởng cho một cuộc chiến tranh giới hạn mà hai siêu cường đánh nhau tại một quốc gia khác, khiến cho người dân tại quốc gia đó chịu nhiều sự tàn phá to lớn và chết chóc trong một cuộc chiến giữa hai quốc gia to lớn như thế. Các siêu cường tránh rơi vào một cuộc chiến tranh toàn diện với nhau, cũng như tránh việc sử dụng vũ khí nguyên tử chống lại nhau. Nó cũng mở rộng Chiến tranh lạnh đến mức độ gây lo ngại phần lớn cho châu Âu. Cuộc chiến sau cùng đã đưa đến một sự củng cố liên minh trong khối Tây phương và sự tách rời Trung Hoa cộng sản ra khỏi khối Xô Viết.[cần dẫn nguồn]

Chiến tranh Triều Tiên đã gây thiệt hại nặng nề cho cả hai miền Triều Tiên. Mặc dù Nam Triều Tiên trì trệ về kinh tế trong thập niên theo sau chiến tranh, song sau đó đã có thể hiện đại hóa và công nghiệp hóa. Ngược lại, kinh tế Bắc Triều Tiên hồi phục nhanh chóng sau chiến tranh và cho đến khoảng năm 1975 đã vượt qua nền kinh tế của miền Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế của Bắc Triều Tiên từ từ tăng trưởng chậm lại sau khi bạn hàng truyền thống là Liên Xô và các nước Đông Âu bị sụp đổ. Ngày nay, nền kinh tế Bắc Triều Tiên bị tụt lại khi so sánh với nền kinh tế của Hàn Quốc. Năm 2007, Sách Dữ liệu Thế giới của CIA ước tính rằng Tổng sản lượng nội địa của Bắc Triều Tiên là 40 tỉ đô la Mỹ, thu nhập bình quân đầu người một năm của Bắc Triều Tiên là 1.800 đôla Mỹ[117]. Nếu tính theo sức mua tương đương thì thu nhập của người dân Bắc Triều Tiên có thể cao hơn (đạt khoảng 6.000 - 8.000 USD/người), nhưng vẫn kém hơn đáng kể so với thu nhập bình quân đầu người/năm của Nam Triều Tiên là 24.500 đô la Mỹ.[118]

Tại Nam Triều Tiên, các chính quyền độc tài quân sự liên tiếp nắm quyền từ sau năm 1950 đến cuối thập niên 1980 với lập trường chống chủ nghĩa Cộng sản rất mạnh (quân đội Nam Triều Tiên từng được cử sang tham chiến cùng Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam). Ngày 18/5/1980 đã xảy ra vụ nổi dậy Quang Châu (Gwangju) khi người dân địa phương đánh cướp kho vũ khí của các trạm cảnh sát địa phương để chống lại cảnh sát chính phủ của Chun Doo-hwan sau khi lực lượng này đàn áp một cuộc biểu tình ôn hòa của sinh viên địa phương. Quân đội Nam Triều Tiên được điều đến và nổ súng bắn chết khoảng 1.000 tới 2.000 thường dân[119][120] Tuy nhiên, cuộc nổi dậy để lại dấu ấn to lớn cho sự ra đời của chính phủ dân sự vào thập niên 1990 với đường lối đối ngoại mềm mỏng hơn rất nhiều.[cần dẫn nguồn]

Một vùng phi quân sự được canh phòng dày đặc (DMZ) trên Vĩ tuyến 38 tiếp tục chia cắt bán đảo ngày nay. Thái độ chống cộng và chống Bắc Triều Tiên tuy không còn mạnh như trước nhưng vẫn còn hiện hữu tại Hàn Quốc ngày nay, và đa số người Hàn Quốc phản đối chính quyền Miền Bắc. Tuy nhiên, một "Chính sách Thái Dương" đã được đảng cầm quyền (Đảng Uri) thực hiện. Đảng Uri và Tổng thống Roh thường bất đồng với Hoa Kỳ trong các cuộc thảo luận về Bắc Triều Tiên. Đảng Đại Dân tộc (GNP) là đảng đối lập chính đối với Đảng Uri cho đến ngày nay vẫn duy trì chính sách chống chính quyền Miền Bắc. Tại Hàn Quốc, luật an ninh chống lại Triều Tiên vẫn có hiệu lực, theo đó những ai tỏ thái độ ủng hộ hoặc ca ngợi Triều Tiên có thể bị phạt tới 7 năm tù giam[121][cần nguồn tốt hơn].

Cuộc chiến cũng có ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Việc tham chiến của Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp họ trở thành một thành viên của NATO.[cần dẫn nguồn]

Tại Hoa Kỳ, Chiến tranh Triều Tiên đã không nhận được sự chú ý của nhiều người như Chiến tranh thế giới thứ hai hoặc Chiến tranh Việt Nam, vì vậy nó đôi khi được gọi là Cuộc chiến bị lãng quên (The Forgotten War).[cần dẫn nguồn]

Theo tường trình của NPR (Truyền thanh Công cộng Quốc gia) ngày 7 tháng 9 năm 2007, Tổng thống Bush đã phát biểu rằng lập trường của chính phủ ông là một hiệp ước hòa bình chính thức với Bắc Triều Tiên chỉ có thể được ký kết khi nào mà miền bắc từ bỏ các chương trình hạt nhân của họ.[122] Theo Tổng thống Bush, "Chúng ta trông đợi đến ngày khi chúng ta có thể chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên. Nó sẽ kết thúc - sẽ xảy ra khi ông Kim dẹp bỏ có kiểm chứng các vũ khí và chương trình vũ khí của ông ta."[123] Có một số người đã mô tả điểm này như một sự đảo ngược chính sách thay đổi chế độ, ám chỉ đến Bắc Triều Tiên đã được phát biểu trước đây của ông Bush.[124]

Ngày 27 tháng 5 năm 2009, Bắc Triều Tiên tuyên bố không tuân thủ hiệp định đình chiến (chấm dứt Chiến tranh liên Triều 1950-53) và cảnh báo khả năng đáp trả quân sự, khi mà trước đó ít ngày, Hàn Quốc tuyên bố tham gia Sáng kiến Phòng ngừa Phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI) do Mỹ khởi xướng. Sự kiện này làm dấy lên lo ngại trong dư luận thế giới rằng có thể xảy ra Chiến tranh Triều Tiên lần 2, đặc biệt là khi Triều Tiên đã thử thành công vũ khí hạt nhân ngày 25 tháng 5, 2009.[cần dẫn nguồn]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Triều_Tiên http://www.awm.gov.au/atwar/korea.asp http://www.belgian-volunteercorps-korea.be/english... http://archives.cbc.ca/IDD-1-71-112/conflict_war/k... http://www.vac-acc.gc.ca/general/sub.cfm?source=hi... http://www.veterans.gc.ca/general/sub.cfm?source=h... http://society.people.com.cn/GB/86800/11980044.htm... http://www.china.org.cn/e-America/index.htm http://www.armada.mil.co/?idcategoria=86359 http://www.acepilots.com/korea_aces.html http://www.aiipowmia.com/koreacw/kwkia_menu.html